Khác với ngân hàng, nơi sẽ phá sản nếu tất cả khách hàng của họ rút tiền cùng một lúc, một công ty BHNT chỉ có thể phá sản nếu tất cả khách hàng của họ chết cùng một lúc. Haha, đùa đấy!!!
Sự thật là, bảo hiểm nhân thọ là một ngành kinh doanh dựa trên khoa học xác suất thống kê.
Bảo hiểm không khác gì hơn là một quỹ đóng góp của nhiều người để san sẻ rủi ro cho một số ít người.
Nên tất cả đã được thể hiện qua số lượng khách hàng lớn và phí bảo hiểm được tính toán để trong trường hợp xấu nhất, họ (công ty bảo hiểm) vẫn phải lời để tiếp tục tồn tại.
Ví dụ:
Tỷ lệ tử vong trung bình là 6 phần 1000. Tức là cứ 1000 người thì có khoảng 6 người tử vong bất kể độ tuổi. Mỗi 1000 người này đóng góp vào quỹ bảo hiểm 15tr là chúng ta có 15 tỷ đồng.
Trong đó có 6 người tử vong, quỹ này sẽ rót ra 6 tỷ để bồi thường cho gia đình nhà họ.
Vẫn còn lại trong quỹ 15 tỷ – 6 tỷ = 9 tỷ. Công ty bảo hiểm mang số tiền 9 tỷ này đi đầu tư sinh lợi cho khách hàng và trả về tài khoản của họ sau khi đã trừ đi các loại phí mà công ty bảo hiểm đáng được hưởng để trả công cho các công đoạn họ đóng góp vào:
– Tìm kiếm đủ số lượng người tham gia quỹ
– Đảm bảo tất cả thành viên tham gia quỹ đều là người trẻ khỏe để công bằng cho mọi khách hàng
– Đảm bảo chi trả đúng người, tránh trục lợi để bảo vệ quỹ cho khách hàng
– Đảm bảo đầu tư sinh lợi và phân phối thu nhập công bằng cho khách hàng
Thành ra, lúc nào công ty bảo hiểm họ cũng đã thu đủ số họ cần thu rồi, đâu thể nào phá sản được.
Hoạt động này tương tự cho các trường hợp khách không chết mà thương tật hoặc bệnh tật. Công ty bảo hiểm có số liệu thống kê về thực tế gặp rủi ro và họ tính toán phí bảo hiểm để đảm bảo chi trả đủ cho khách hàng (đây là hoạt động định phí).
Còn tình huống như ban đầu mình nói phá sản do tất cả khách hàng chết hết thì chừng đó có khi chả ai đi lấy tiền của họ vì người Việt Nam mình ngộ lắm, tham gia bảo hiểm mà giấu người nhà hợp đồng bảo hiểm như gì á, có gì cũng không ai biết lấy ở đâu để đi claim.
Nguồn: Fb Quynhmai Nguyen