Lập kế hoạch tài chính gia đình – những điều cần biết

Đăng ngày:

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn mang đến cho các con những điều tốt đẹp nhất. Và nếu bạn muốn những ước mơ của con trẻ luôn trở thành hiện thực thì đó là lúc bạn cần tập trung lập kế hoạch tài chính cho gia đình mình. Khi lập kế hoạch tài chính ấy, bạn nên lưu ý các bước sau đây:
kế hoạch tài chính gia đình

Thiết lập mục tiêu trong kế hoạch tài chính gia đình

Mỗi kế hoạch tài chính đều hướng đến một mục tiêu cụ thể: mua nhà, mua xe hay quỹ giáo dục cho con. Có người muốn mua xe ô tô, có người muốn mua xe máy, có người muốn mua xe đạp; có người muốn mua nhà vừa ở nhỏ xinh, ở được là được, có người lại muốn ở nhà rộng, có vườn tược, cây cối; có những đứa trẻ muốn được học đại học, đi du học nhưng có những đứa trẻ không muốn như vậy. Do đó, hãy căn cứ vào như cầu của gia đình mà xác lập các mục tiêu cụ thể cho kế hoạch tài chính của gia đình mình.

Mục tiêu cần cụ thể, chi tiết và có thể thực hiện được.

Kiểm soát chi phí

Chi phí luôn là góc tối của mỗi gia đình. Đừng để chi phí nhấn chìm ước mơ của gia đình bạn. Hãy học cách kiểm soát nó.

Hãy ghi chép lại các khoản chi tiêu và thu nhập để biết được bức tranh thực tế về dòng tiền của bạn. Bạn sẽ nhận ra các khoản chi phí hợp lý và chưa hợp lý để có sự điều chỉnh phù hợp.

Hãy chia thu nhập ra thành nhiều phần với tỷ lệ khác nhau và kiện trì với chi tiêu theo hoạch định, dành một phần thu nhập tiết kiệm cho tương lai là điều kiện bắt buộc.

Lên kế hoạch chi tiêu

Thật khó có thể dự đoán được kế hoạch chi tiêu trong gia đình vì có rất nhiều các khoản có thể phát sinh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lên kế hoạch chi tiêu cho gia đình dựa trên những ghi chép có được trước đó. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ được những chi phí không cần thiết, vô tình đang lấy mất đi tương lai của chính gia đình bạn.

Khi lập kế hoạch chi tiêu trở thành thói quen thì mất kiểm soát chi tiêu sẽ không còn là nỗi lo của bạn nữa. Bạn sẽ làm chủ được kế hoạch tài chính cho tương lai của gia đình mình.

Luôn đảm bảo có quỹ khẩn cấp

Quỹ khẩn cấp là khoản tiền giúp bạn đối phó với những tình huống cần tiền ngay. Theo các chuyên gia, quỹ dự phòng khẩn cấp cần được lập dưới hình thức tiền mặt tương đương từ 3 đến 6 tháng thu nhập hiện tại của bạn. Bạn nên chia quỹ ra thành nhiều khoản và gửi vào ngân hàng với các thời hạn gửi khác nhau: vãng lai, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, nửa năm hay 1 năm. Với cách này khi cần tiền mặt bạn sẽ có tiền ngay một cách dễ dàng.

Luôn đảm bảo có quỹ dự phòng dài hạn

Quỹ dự phòng dài hạn là khoản tiền có thể đáp ứng nhu cầu tài chính trong nhiều chục năm ở tương lai ngay cả khi nguồn thu nhập của người trụ cột mất đi hoàn toàn và vĩnh viễn không thể phục hồi.

Quỹ dự phòng này có thể hình thành theo các cách sau:

Một là tự lập thông qua các khoản tiết kiệm gửi ngân hàng hay các khoản tiền đầu tư sinh lời. Với cách này, bạn sẽ tự chịu trách nhiệm với quá trình lập quỹ của mình. Sức tạo ra tiền của bạn lớn đến đâu mang lại cho bạn giá trị quỹ dự phòng đến đó và hoàn toàn không có sự cam kết chắc chắn nào với khả năng trở thành hiện thực của các mục tiêu tương lai.

Hai là, bạn sẽ lập quỹ dự phòng với các công cụ tài chính, thông qua một bên thứ 3. Với cách này, bạn chuyển giao trách nhiệm cho bên thứ 3 đó. Bạn sẽ luôn có một điểm tựa vững chắc để cam kết các mục tiêu tương lai luôn đạt được đúng hạn.

Đưa cả gia đình vào cuộc

Một kế hoạch tài chính của gia đình muốn thành công đòi hỏi sự chung sức chung lòng của tất cả mọi thành viên trong gia đình: cần cùng nhau tích lũy, cùng nhau loại bỏ những chi phí không cần thiết, quý trong tất cả các khoản tiền gia đình nhận được. Kế hoạch tài chính chắc chắn sẽ đi đến thành công.

https://www.facebook.com/huongbuivacongsu