Biết kiềm chế chi tiêu để gia tăng phần tiết kiệm cho đến mức nào đó có thể thực hiện đầu tư nhỏ. Thu nhập từ đầu tư nhỏ cộng với tiết kiệm thường xuyên giúp tích luỹ vốn và kinh nghiệm chuẩn bị sẵn sàng cho khởi nghiệp sau này dễ thành công.
Các báo cáo nghiên cứu hành vi tiêu dùng của Việt Nam cho thấy mức độ chi tiêu của giới trẻ rất cao, nhất là đối với các mặt hàng “xa xỉ” như smartphone, xe máy, mỹ phẩm, thời trang, rượu bia,… Đây là tín hiệu vui đối với các doanh nghiệp làm ăn, nhưng không khỏi lo lắng về tương lai của một thế hệ. Có chuyện các nhân công nhân ở khu công nghiệp lương thấp nhưng sẵn sàng vay tín chấp với lãi suất 2 – 3%/tháng để mua xe máy, điện thoại “xịn” rồi “còng lưng ra” làm để trả nợ.
Thu nhập từ làm thuê (dù ít hay nhiều) phải luôn dành cho chi tiêu và tiết kiệm. Cần phải biết cách kiềm chế chi tiêu để gia tăng phần dành cho tiết kiệm đến một mức nào đó có thể dùng vào đầu tư nhỏ để tạo thêm thu nhập. Tiết kiệm thường xuyên (từ làm thuê) cộng với thu thập từ đầu tư nhỏ đến mức nào đó có thể khởi nghiệp kinh doanh hoặc tạo nền tảng tài chính ổn định cho bản thân.
Thông thường trong chi tiêu cần chia thành ba nhóm gồm tiêu dùng thiết yếu (gạo, nước mắn, quần áo, đi lại, học phí, sách vỡ, sữa cho con, y tế, bảo hiểm…); tiêu dùng xa xỉ (smartphone, xe, mỹ phẩm “xịn”, rượu bia,…); tiêu dùng hoang phí, lãng phí như chọn thương hiệu đắt tiền mà giá trị sử dụng cũng như sản phẩm thường, chi tiêu các mặc hàng không cần thiết, mua quá nhu cầu cần thiết,… Khi thu nhập chưa cao cần hạn chế tối đa những món hàng xa xỉ, cần đảm bảo việc chi tiêu chỉ phục vụ cho lợi ích cụ thể.
Trong chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu cần tính toán sự cần thiết, mức độ ưu tiên cho từng loại nhu cầu, số lượng mỗi lần mua, thời điểm mua để chi phí thấp nhất (chẳng hạn như các đợt khuyến mãi). Trong quyết định tiêu dùng không nên để ngoại cảnh tác động, mà cần xuất phát từ cảm nhận nhu cầu của bản thân để tránh “cái bẫy chi tiêu hoang phí”. Bởi vì, đây là “cái bẫy” thường được các doanh nghiệp giăng ra thông qua các biện pháp marketing nhằm đánh thức nhu cầu của người tiêu dùng.
Chăm chỉ có thể giúp lương thấp nhưng thu nhập không thấp; chi tiêu thông minh giúp gia tăng phần tiết kiệm. Tiết kiệm nhỏ hàng tháng có thể chưa đủ để đầu tư làm ăn thì có thể gửi vào ngân hàng để có lãi hàng tháng, tiền lãi sẽ đẻ thêm lãi và cứ thế tích luỹ dần cho đến một ngày đủ để đầu tư nhỏ. Có nhiều cách để đầu tư nhỏ như tự đầu tư làm ăn, hợp tác góp vốn với người khác, đầu tư tài chính (mua cổ phiếu). Chọn cách nào là tuỳ hoàn cảnh của mỗi người như thời gian, mức độ tập trung, số tiền đầu tư,… cũng như thái độ ngại rủi ro hay mạo hiểm của mỗi người.
Quá trình kiểm soát, kiềm chế chi tiêu, ý thức tiết kiệm, thực hiện đầu tư nhỏ chẳng những giúp tích luỹ tài chính, mà còn tích luỹ được kinh nghiệm, kiến thức và quan hệ xã hội để tạo nền tảng vững chắc cho khởi nghiệp về sau. Muốn tạo nền tảng cho khởi nghiệp thành công, trước hết cần tạo nền tảng tài chính vững chắc biểu hiện qua việc nắm giữ những tài sản có khả năng tạo ra thu nhập ổn định cho mình. Những điều đó chỉ có được nhờ vào biết tiết kiệm và đầu tư nhỏ theo thời gian.
Nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt là biết kiềm chế chi tiêu, để tăng phần dành cho tiết kiệm; tích luỹ tiết kiệm nhỏ đến mức nào đó có thể đầu tư nhỏ để tạo ra nguồn thu; dùng nguồn thu từ đầu tư nhỏ cùng với tiết kiệm thường xuyên có thể đầu tư lớn, tạo nền tảng tài chính vững chắc cho bản thân và gia đình. Đó chính là quản trị tài chính bản thân mỗi người, là nền tảng cho khởi nghiệp thành công.
Theo TS. Huỳnh Thanh Điền/doanhnhansaigon.vn
——————————————————–
Hương Bùi – Tư vấn hoạch định tài chính Manulife Hải Phòng
Thiết lập quỹ dự phòng
Thiết lập quỹ hưu trí
Thiết lập quỹ y tế
Thiết lập quỹ giáo dục
Thiết lập quỹ khởi nghiệp
Từ 20% thu nhập tiết kiệm đều đặn hàng tháng