Nếu doanh nghiệp bảo hiểm phá sản thì người tham gia bảo hiểm có bị mất tiền không? Để hiểu được điều này, chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin liên quan nhé.
Quy định về trích quỹ dự phòng
Theo điều 96, 97 chương 5 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (Sửa đổi bổ sung năm 2010 và 2019) thì các doanh nghiệp bảo hiểm bắt buộc phải trích lập các quỹ dự phòng như sau:
“Điều 96. Dự phòng nghiệp vụ
1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.
Điều 97. Quỹ dự trữ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.
2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
3. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thành lập để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
Nguồn để lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được trích lập theo tỷ lệ phần trăm phí bảo hiểm áp dụng đối với tất cả hợp đồng bảo hiểm.
Chính phủ quy định việc trích lập và quản lý sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.”
Quy định về xử lý hợp đồng trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán
Điều 74, 75, 76 mục 3 chương III, luật kinh doanh bảo hiểm quy định về chuyển giao hợp đồng như sau:
“Điều 74. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
A) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
B) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
C) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.
Điều 75. Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;
2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Điều 76. Thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo thủ tục sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có đơn đề nghị chuyển giao hợp đồng bảo hiểm gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao, kèm theo hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việc chuyển giao và thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản.”
Như vậy có thể thấy, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm được đảm bảo ngay cả trong tình huống xấu nhất. Vì vậy chúng ta không nên quá lo lắng khi cân nhắc tham gia bảo hiểm. Hãy dành thời gian cân nhắc việc: nếu một mai bất chợt bàn ăn trống chiếc ghế của người trị cột thì ai sẽ là người thay người trụ cột chi trả cho các chi phí thiết yếu trong gia đình và đảm bảo cho kế hoạch còn dang dở của những người ở lại vẫn được hoàn thành?
Anh chị cần thêm thông tin, đừng ngần ngại liên hệ với Hương nhé hoặc đăng ký tư vấn miễn phí tại đây.