Mỗi hợp đồng được cấp cho khách hàng sẽ cần phải tuân theo Quy Trình Thẩm Định bảo hiểm nhân thọ, liên quan đến 3 nhân vật chính. Mỗi nhân vật có một vai trò khác nhau. Hiểu rõ điều này sẽ biết được trách nhiệm của mỗi người đối với hợp đồng bảo hiểm.
Mục lục
1. Đại lý bảo hiểm hay Tư vấn viên là thẩm định viên sơ bộ (Field underwriter):
🔎 Họ là người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền nhìn thấy tận mắt “dung nhan và sức khỏe” của bên mua bảo hiểm hay/và người được bảo hiểm.
🔎 Trách nhiệm của họ là “NGẮM” khách hàng:
✔️Cao thước mấy?
✔️ Nặng mấy cân?
✔️ Bụng to hay nhỏ?
✔️ Dị tật gì trên tay chân?
✔️ Cột sống thẳng hay gù?
✔️ Mắt nhìn tốt?
✔️ Tai nghe tốt!?
🔎 Trách nhiệm của họ là “HỎI” khách hàng:
✔️ Làm nghề gì?
✔️ Đang bị bệnh gì? Bệnh có sổ sức khỏe theo dõi không?
✔️ Đã nằm viện điều trị bệnh gì trong vòng 5 năm vừa qua?
✔️ Đã khám và điều trị bệnh gì trong vòng 6 tháng vừa qua?
✔️ Sắp tới có hẹn mổ xẻ bệnh gì không?
2. Thẩm định viên cuối cùng (Final underwriter):
🔎 Trách nhiệm của họ là:
🎯 Truy tìm HSYCBH cũ của KH trong hệ thống, nếu có
🎯 Truy tìm HSYCBH khác của KH cùng nộp nhưng khác TVV, nếu có
🎯 Đánh giá sức khỏe tài chính của KH để kiểm tra STBH có quá sức so với thu nhập ròng của KH không?
🎯 Đánh giá bệnh trạng KH đã kê khai hay mới biết qua việc khám sức khỏe thẩm định.
🎯 Quyết định bảo hiểm được hay không bảo hiểm được?
3. Bác sĩ khám sức khỏe thẩm định (Panel doctor):
👤 Trách nhiệm của họ là NHÂN CHỨNG
✔️ Đọc to các câu hỏi trong mẫu khám sức khỏe thẩm định cho khách hàng trả lời.
✔️ Xác nhận sự trung thực của khách hàng trong phần MỘT (phần này có giá trị pháp lý trong Bộ hợp đồng bảo hiểm vì có chữ ký của khách hàng và bác sĩ khám sức khỏe thẩm định
✔️ Khám tổng quát cho khách hàng: khám thực thể, chú ý các dấu hiệu bất thường trên cơ thể khách hàng … (con mắt thứ hai nhìn thấy khách hàng sau đại lý bảo hiểm hay tư vấn viên)
👤 Kết luận khám của bác sĩ khám sức khoẻ thẩm định không phải là quyết định cuối cùng được bảo hiểm hay không được bảo hiểm.
👤 Quyết định cuối cùng là từ NHÂN VIÊN THẨM ĐỊNH của doanh nghiệp bảo hiểm.
Case thực tế: TƯ VẤN VIÊN STRESS DO CHƯA HIỂU BIẾT QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH
Cô đại lý nhà P mất ăn mất ngủ vì một ca như sau:
– Em bán cho khách hàng nam, 55 tuổi, chủ nhà trọ, một hợp đồng PAL với số tiền bảo hiểm 100 triệu đồng, đóng phí hàng quí.
– Bán lâu chưa!
– Năm 2013 ạ!
– Khách hàng có phải khám sức khoẻ thẩm định không!
– Có ạ! Khám và làm xét nghiệm nữa ạ!
– Làm chủ nhà trọ chắc nhậu dữ lắm!
– Em có khai khách hàn sử dụng rượu bia ạ!
– …
– Bây giờ khách hàng bị U GAN trên nền viêm gan siêu vi C ạ, bác sĩ hẹn làm TACE (làm tắc động mạch nuôi khối u)
– …
– Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo ạ!
– …
– Khi em nộp hồ sơ cho khách hàng, nhân viên nhà P nói “Sao không khai khách hàng đã có hồ sơ cũ bị hoãn bảo hiểm năm 2002!” (cách 2013 là 11 năm)
– …
– Khách hàng không khai thì sao em biết được ạ! Em sợ bị bên pháp chế nhà P kỷ luật …
– Trách nhiệm của em là thẩm định sơ bộ! Trong ca này khách hàng đã được khám sức khoẻ thẩm định, bác sĩ khám không tìm ra điều gì bất thường …Coi như đại lý bảo hiểm và bác sĩ khám sức khỏe thẩm định đã hoàn thành trách nhiệm!
– …
– Trách nhiệm cho ca này thuộc về nhân viên thẩm định của nhà P! Họ đã xem hồ sơ 2002 bị hoãn trên hệ thống quản lý khách hàng vì lý do gì đó (!?!) và họ thấy khách hàng vẫn có thể được bảo hiểm…thì họ mới phát hành hợp đồng
– Dạ em đỡ lo rồi ạ!
Không biết khách hàng này bị hoãn bảo hiểm năm 2002 vì lý do gì!
Nhưng mua số tiền 100 triệu thì cũng không phải “bị” thử xét nghiệm viêm gan siêu vi B hay C, không thử men gan, không siêu âm bụng…nên thẩm định viên không nhìn thấy hết rủi ro tiềm ẩn của khách hàng.
PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
- Nhà P vẫn có trách nhiệm chi trả nếu nhà P không tìm ra bằng chứng khách hàng đã bị viêm gan siêu vi C khi mua bảo hiểm nhân thọ cách nay 3 năm!
- Nếu năm 2002, khách hàng bị hoãn mà thẩm định viên sau cùng bỏ qua thì trách nhiệm thuộc về thẩm định viên sau cùng, thẩm định viên sau cùng phải rút kinh nghiệm khi làm thẩm định phát hành hợp đồng những ca kế tiếp.
- Làm thẩm định viên sau cùng mà bất cẩn là doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm.
- Tiền chi trả vẫn là tiền của số đông khách hàng cùng mua bảo hiểm chia sẻ cho khách hàng bất hạnh này chứ không phải tiền của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ MẤT BỚT LỢI NHUẬN khi thẩm định viên sau cùng và thẩm định viên chi trả quyền lợi bảo hiểm không có kinh nghiệm; để lọt những ca khách hàng “vừa chớm bệnh hiểm nghèo” là lo giăng câu bắt cá trước khi đi điều trị với số tiền bảo hiểm khủng cả chục tỉ đồng!
- Thẩm định viên sau cùng phải cảnh giác cao độ với những ca mua số tiền bảo hiểm hàng tỉ, mua dồn trong thời gian ngắn hạn, mua của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau… để “rào cây ấy” cho đúng câu “ăn cây nào rào cây ấy”; thay vì xử ép những ca số tiền bảo hiểm nhỏ theo kiểu “bắt nạt” kẻ nghèo nhưng “tâng bốc” kẻ nhìn vậy nhưng không phải vậy!
Nguồn: Dr Quynhmai Nguyễn